TRƯỜNG MẦM NON HÒA NINH TỔ CHỨC BỒI DƯỜNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN

Để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, trước thềm năm học mới, Trường Mầm non Hòa Ninh thực hiện công tác bồi dưỡng về chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao hiểu biết thực hiện tốt nhiệm vụ CSGD trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ khi đến trường cả về thể chất, tinh thần, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh…tiếp tục thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
TRƯỜNG MẦM NON HÒA NINH TỔ CHỨC BỒI DƯỜNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN
Để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, trường mầm non Hòa Ninh luôn chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ, coi là nhiệm vụ cần thiết hàng đầu.
        Qua các buổi bồi dưỡng chuyên môn ngoài việc cung cấp kiến thức các cô còn tham gia thảo luận, từ thực tiển mỗi giáo viên đều rút ra được những bài học kinh nghiệm và cùng chia sẽ để giúp đồng nghiệp có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm để có điều kiện thực hiện tốt công tác CSGD trẻ.
        Sau đây là một số nội dung và hình ảnh đã thực hiện tại trường
Nội dung bồi dưỡng của hiệu trưởng:
NỘI DUNG 1
GIAO TIẾP TÍCH CỰC
CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỚI TRẺ VÀ CHA, MẸ CỦA TRẺ

 
1. Trong giao tiếp cô giáo mầm non cần phải lưu ý
-         Sử dụng từ ngữ: trong sáng, gẫn gũi, dễ hiểu;
-         Sử dụng câu: ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc;
-         Sử dụng ngữ điệu giọng nói: nhẹ nhàng, trìu mến, yêu thương…
2. Đi đôi với ngôn ngữ là những ngữ điệu và tác phong giao tiếp
-         Ánh mắt: dịu hiền, trìu mến
-         Nét mặt: vui tươi, thân thiện, gần gũi, cởi mở
-         Cử chỉ: nhẹ nhàng, ân cần, quan tâm;
-         Tiếp xúc cơ thể: nắm tay, xoa đầu, âu yếm, vuốt ve;
-         Tư thế: nghiêng người, cúi sát
-         Trang phục: lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ.
3. Cô giáo cần đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ
- Luôn thể hiện sự quan tâm, gần gũi, biết nắm bắt nhu cầu giao tiếp của trẻ
- Cảm nhận được cảm xúc tích cực và tiêu cực của trẻ đang phải trải qua, biết giải tỏa những cảm xúc tiêu cực của mình và của trẻ, biết cách làm lây lan những cảm xúc tích cực tới trẻ ( vui vẻ, hào hứng, phấn khởi), biết tự chủ cảm xúc của mình (kiềm chế sự tức giận)…
4.    Cô giáo cần chủ động trong giao tiếp với trẻ
- Luôn chủ động giao tiếp với thái độ ân cần,  niềm nở, biết cách lắng nghe trẻ
- Luôn gọi tên trẻ khi giao tiếp để mọi trẻ đều cảm thấy được cô yêu thương và được đối xử công bằng, tạo tâm lý tin cậy, mong muốn chia sẻ, gần gũi giữa giáo viên và trẻ
- Luôn tôn trọng sự phát triển tự nhiên, đặc điểm tâm lý lứa tuổi, ý kiến và quan điểm cá nhân (năng lực, đặc điểm cá nhân trong hành vi giao tiếp, ngôn ngữ), chấp nhận sự khác biệt, chấp nhận trẻ học bằng cách thử – sai, cho phép trẻ được làm sai trước khi làm đúng,
- Hạn chế ra mệnh lệnh, không nên nói “Không được làm thế này” mà nói “Con nên làm thế này”.
5. Trong giao tiếp phải có sự hòa nhập
- Tạo mối quan hệ thân thiện thông qua tổ chức các hoạt động tập thể. Chú trọng phát triển các kỹ năng xã hội trong các hoạt động nhóm (chờ đến lượt, phân công, hợp tác chia sẻ, biết tôn trọng bạn, giải quyết xung đột, biết kiềm chế).
- Tạo cơ hội cho trẻ tự phục vụ và giúp đỡ nhau tuỳ theo khả năng
- Tăng cường khích lệ, động viên trẻ lạc quan, tin vào bản thân:
Ví dụ: “Không sao đâu”, “làm lại nào”, “từ từ thôi”, “con sắp làm được rồi”
- Khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và thoải mái, tự tin diễn đạt bằng lời nói, tự tin trước đám đông qua hoạt động trình diễn trên sân khấu, trước các bạn, trước người lạ.
 
NỘI DUNG 2
 
RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP
CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
 
1. Đối với nghề nghiệp cô giáo mầm non phải:
- Yêu nghề
- Thật sự kiên nhẫn, biết chờ đợi, lắng nghe, biết tự kiềm chế không nổi nóng, không làm trẻ hoảng sợ
- Biết kiểm soát cảm xúc
- Có tinh thần trách nhiệm cao
- Có những kiến thức, năng lực chuyên môn;
- Có khả năng ứng xử sư phạm khéo léo.
2. Đối với trẻ cô giáo phải:
- Yêu thương, không cáu gắt, đánh, mắng, trách phạt trẻ.
- Đối xử công bằng với tất cả trẻ, tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân trẻ.
- Luôn thấu hiểu trẻ.
- Tạo được niềm tin yêu, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và phát triển hơn.
3. Đối với bản thân cô giáo phải:
- Biết giữ gìn đạo đức, giữ gìn hình ảnh của mình trong các hoạt động nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống.
- Luôn có ý thức tôn trọng pháp luật, giữ vững bản lĩnh chính trị,      kiên quyết đấu tranh với cái sai, cái chưa đúng.
- Biết giữ gìn uy tín của bản thân.
- Biết trọng danh dự, coi trọng những vinh dự của bản thân, của nghề.
- Biết bảo vệ và phát huy những giá trị tinh thần cao quý của nghề.
- Tự giác rèn luyện, hun đúc phẩm chất nghề nghiệp.
- Mạnh dạn, công khai hơn trong việc phê bình và tự phê bình.
- Tạo dựng tấm gương mẫu mực về phẩm chất, phong cách nhà giáo.
4. Đối với phụ huynh phải:
- Giữ thái độ đúng mực trong giao tiếp, ứng xử
- Tuyên truyền kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục trẻ đến các bậc phụ huynh.
- Phối kết hợp trong các hoạt động CS,GD trẻ.
5. Đối đồng nghiệp và cấp trên phải:
- Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện PCNN cũng như chyên môn, nghiệp vụ.
- Có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, thân thiện.
- Giao tiếp và ứng xử với cấp trên theo tinh thần lắng nghe, cầu tiến, chấp hành tốt nhiệm vụ, biết giữ gìn, bảo vệ uy tín, danh dự cho cấp trên, tạo không khí vui vẻ, thân thiện…
 
NỘI DUNG 3
Nội dung bồi dưỡng của hiệu phó:
Vấn đề đảm bảo an toàn, phòng ngừa TNTT cho trẻ luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu trong các cơ sở GD  mầm non. Vì vậy rất cần có một môi trường sống an toàn, lành mạnh để đảm bảo cho sự phát triển đầy đủ về thể lực cũng như tinh thần cho trẻ.
Hiệu phó chuyên môn bồi dưỡng nội dung
Đảm bảo an toàn và phòng tránh TNTT
trong các cơ sở giáo dục mầm non
NỘI DUNG 4
Nội dung bồi dưỡng của các tổ chuyên môn
+ Hướng dẫn xây dựng môi trường GD
+ Hướng dẫn xây dựng kế hoạch GD
+ Hướng dẫn tổ chức thực hiện chế độ sinh hoạt trong CSGDMN.

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN












Tác giả bài viết: Đỗ Thị Tuyết

Nguồn tin: hoat động trường